Ảnh minh họa. Nguồn: MOIT
Công tác bảo đảm nguồn cung, bình ổn thị trường
Thời gian vừa qua do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thị trường hàng hóa tại nhiều nước trên thế giới có nhiều biến động. Tuy nhiên trong nước, nguồn cung hàng hóa tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống của người dân đã luôn được bảo đảm rất tốt, thị trường được bình ổn kể cả trong những giai đoạn dịch bệnh bùng phát và thực hiện cách ly xã hội. Có được kết quả này là nỗ lực lớn của Chính phủ và ngành Công Thương. Trong giai đoạn này, Bộ Công Thương đã yêu cầu các địa phương xây dựng kịch bản ứng phó với từng cấp độ diễn biến của dịch bệnh để chủ động phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa. Do thực hiện tốt công tác bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho thị trường trong các giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên đã tạo được niềm tin, sự an tâm của người dân đối với việc bảo đảm cung ứng hàng hóa thiết yếu cho thị trường.
Từ nay đến dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 sắp tới, tình hình thời tiết, dịch bệnh có thể có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến cung cầu hàng hóa trên thị trường.Để bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa dịp cuối năm 2020 và dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, đồng thời làm tiền đề để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô năm 2021 của Chính phủ, ngày 30 tháng 10 năm 2020, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 15/CT-BCT về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2020 và dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Theo đó, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn, tổng công ty và các đơn vị liên quan lên kế hoạch cụ thể và triển khai các hoạt động chuẩn bị hàng hóa, các chương trình phục vụ Tết, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ với giá bình ổn nhằm bảo đảm phục vụ nhân dân đón Tết vui vẻ, an toàn, tiết kiệm.
Ngoài việc ban hành các văn bản chỉ đạo, ngày 10 tháng 12 năm 2020, Bộ Công Thương đã làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình cung cầu một số sản phẩm nông nghiệp thiết yếu, chú trọng đến tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm và rau, củ quả nhằm bảo đảm đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm của người dân trong dịp Tết. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu cơ bản đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân, riêng mặt hàng rau xanh có thể thiếu hụt so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của bão lũ vào cuối quý III, đầu quý IV. Tuy nhiên, nguồn cung sẽ được tăng cường bởi các tỉnh phía Bắc và miền Nam, giá có thể tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 12/2020 và tháng 1/2021, Bộ Công Thương đã chủ trì phối hợp với một số Bộ, ngành (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước) tổ chức đoàn làm việc tại một số tỉnh, thành phố (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Yên Bái) về công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán.
Theo báo cáo sơ bộ, đến nay, đã có 55/63 tỉnh, thành phố có báo cáo/kế hoạch dự trữ hàng hoá BOTT dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu, trong đó có 26 địa phương thực hiện chương trình BOTT.
Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Bộ Công Thương, Sở Công Thương các địa phương đã có các văn bản chỉ đạo và đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị Tết, chủ động tham mưu cho UBND tỉnh phương án chuẩn bị nguồn hàng; đôn đốc, hỗ trợ các doanh nghiệp và phối hợp chặt chẽ với các sở ngành liên quan trong công tác triển khai thực hiện kế hoạch Tết của địa phương. Theo báo cáo của Sở Công Thương một số địa phương, mặc dù dịch bệnh Covid -19 đã ảnh hưởng lớn tới sản xuất và kinh doanh hàng hoá của các doanh nghiệp, người dân có xu hướng giảm chi tiêu nhưng thị trường hàng hoá giai đoạn cuối năm và Tết Nguyên đán sẽ vẫn sôi động, nhu cầu hàng hóa sẽ tăng nên công tác dự trữ chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán vẫn được các điạ phương, doanh nghiệp nghiêm túc triển khai.
Uỷ ban nhân dân tỉnh một số tỉnh, thành phố đã có chủ trương huy động tối đa nguồn lực để dự trữ hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, nhất là ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo với những chính sách thiết thực như tổ chức hội chợ Xuân, các điểm bán hàng bình ổn, hội chợ hàng nhu yếu phẩm thiết yếu (Yên Bái, Đồng Tháp),cung ứng/vận chuyển hàng Tết miễn phí cho người dân ở các vùng hải đảo, miền núi (như tại Kiên Giang, Bình Thuận)… Một số địa phương khá linh hoạt trong phương thức triển khai thực hiện chương trình BOTT như mở rộng nhóm hàng hoá thuộc diện BOTT, thực hiện BOTT cả năm đối với một số hàng hoá thiết yếu trong danh mục của địa phương như Bình Dương (thực hiện BOTT đối với mặt hàng giáo dục, sữa học đường, hàng hoá thiết yếu phục vụ Tết); Lạng Sơn (ngoài những mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, UBND chủ trương thực hiện BOTT đối với mặt hàng vật tư nông nghiệp).
Bên cạnh việc khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chủ động thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường, UBND các địa phương tiếp tục thực hiện các phương thức hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện BOTT như hỗ trợ lãi suất vốn vay tại các ngân hàng thương mại/tổ chức tín dụng; vay vốn với lãi suất 0% hoặc có thể hỗ trợ chi phí một số hạng mục trong chương trình như chi phí thuê mặt bằng, chi phí quảng cảo trên các phương tiện truyền thông tại địa phương hoặc chi phí vận chuyển, cấp phát logo miễn phí…
Công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ Công Thương trong bối cảnh dịch Covid-19 xảy ra tại tỉnh Quảng Ninh và Hải Dương
Để kịp thời triển khai Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, nhằm bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống, sản xuất của người dân trong mọi tình huống và phòng chống dịch Covid-19 trong hệ thống phân phối, đặc biệt đang vào dịp cao điểm mua sắm hàng hóa Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, Bộ Công Thương đã có Công điện khẩn số 526/CĐ-BCT ngày 28 tháng 01 năm 2020về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu tại địa phương để ứng phó, phòng, chống dịch Covid-19 gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các chuỗi siêu thị phân phối lớn trong cả nước. Theo đó, Bộ Công Thương đã chỉ đạo:
a. Đối với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Tiếp tục thực hiện các chỉ đạo của Bộ Công Thương tại Chỉ thị số 04/CT-BCT ngày 31 tháng 01 năm 2020; Chỉ thị số 06/CT-BCT ngày 11 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc tập trung thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của ngành Công Thương trước những diễn biến mới của dịch bệnh Covid-19.
- Theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, chỉ đạo, phối hợp với các doanh nghiệp triển khai ngay các biện pháp để hỗ trợ, bảo đảm đủ nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng phục vụ Tết; vận động, yêu cầu các doanh nghiệp cam kết bình ổn giá hàng hóa thiết yếu, nhất là khi trên địa bàn xảy ra dịch bệnh.
- Đánh giá nguồn cung, nhu cầu các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh; có phương án bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của địa phương theo từng cấp độ diễn biến của dịch bệnh và cho các khu vực phải thực hiện cách ly; có phương án về phối hợp hỗ trợ cung ứng hàng hóa cho các địa phương khác khi cần thiết.
- Chỉ đạo các đơn vị phân phối hàng hóa trên địa bàn thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và đánh giá nguy cơ lây nhiễm Covid-19 theo chỉ đạo tại Quyết định số 2225/QĐ-BCĐQG ngày 28 tháng 5 năm 2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 về việc hướng dẫn phòng chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng và Công văn số 10218/BCT-TTTN ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ Công Thương về việc triển khai bản đồ chung sống an toàn Covid-19.
- Phối hợp các đơn vị chức năng trên địa bàn, triển khai các biện pháp hỗ trợ lưu thông hàng hóa, bảo đảm các phương tiện vận chuyển hàng hóa nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân được lưu thông thông suốt.
b. Đối với các chuỗi siêu thị phân phối lớn
- Có kế hoạch bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thiết yếu trong hệ thống phân phối của mình phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong mọi tình huống; phối hợp với các địa phương điều phối, cung ứng hàng hóa liên tỉnh để kịp thời cung cấp hàng hóa cho các địa phương thiếu hàng.
- Đẩy mạnh việc đàm phán với các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng các mặt hàng phục vụ phòng chống dịch bệnh lây lan (như khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn…) để đáp ứng nhu cầu của người dân với giá hợp lý.
- Thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và đánh giá nguy cơ lây nhiễm Covid-19 theo chỉ đạo tại Quyết định số 2225/QĐ-BCĐQG ngày 28 tháng 5 năm 2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 về việc hướng dẫn phòng chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng và Công văn số 10218/BCT-TTTN ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ Công Thương về việc triển khai bản đồ chung sống an toàn Covid-19.
Bộ Công Thương cũng đề nghị Sở Công Thương các tỉnh thành phố và các chuỗi siêu thị lớn cung cấp thông tin đầu mối liên hệ và báo cáo việc thực hiện các nhiệm vụ trên gửi về Bộ Công Thương trước ngày 30 tháng 01 năm 2021.
Hiện nay, Bộ Công Thương tiếp tục theo dõi, bám sát tình hình giá cả, thị trường hàng hóa tại các địa phương để kịp thời ứng phó trong trường hợp thị trường có biến động. Tại các địa phương, công tác dự trữ hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân trong bối cảnh dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp được triển khai thực hiện theo các phương án dự trữ hàng hóa thiết yếu của địa phương tương ứng với các kịch bản cấp độ của dịch bệnh đã được xây dựng trước đây theo chỉ đạo của Bộ Công Thương (tại Công văn số 1648/BCT-TTTN ngày 09 tháng 3 năm 2020 bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu tại địa phương để ứng phó với dịch Covid-19 và Công văn số 1998/BCT-TTTN ngày 20 tháng 3 năm 2020 của Bộ Công Thương về việc báo cáo phương án cung ứng hàng hóa nhằm bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thiết yếu để ứng phó với diễn biến mới của dịch Covid-19). Đồng thời, các địa phương vẫn luôn chú trọng đến nguồn cung các hàng hóa phòng, chóng dịch bệnh Covid-19 như khẩu trang, nước sát khuẩn để phục vụ thị trường địa phương. Theo báo cáo của các địa phương, đến nay, về cơ bản nguồn cung hàng hóa thiết yếu của các địa phương bảo đảm phục vụ đủ nhu cầu của người dân, giá cả hàng hóa không có biến động bất thường.
Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) đã chủ động trao đổi với Sở Công Thương các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương về việc phối hợp với các đơn vị trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho lưu thông hàng hóa nhu yếu phẩm. Trong ngày 28/01/2021, trước việc một số chốt kiểm soát tại Quảng Ninh không cho xe chở hàng của Tập đoàn BRG, Unileve, Vụ đã liên hệ với Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh, ngay sau đó Sở đã hướng dẫn trao đổi với các chốt để xe hàng hóa được lưu thông.
Tình hình công tác phòng, chống dịch Covid-19 và tình hình cung - cầu hàng hoá chuẩn bị Tết Nguyên đán tại một số địa phương
1. Tại Hải Dương:
- Sở Công Thương tỉnh Hải Dương đã xây dựng, ban hành Kế hoạch số 1986/KH-SCT ngày 16 tháng 11 năm 2020 về phục vụ Tết Nguyên đán trong toàn ngành và triển khai đến các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch đã định hướng việc chuẩn bị nguồn cung hàng hóa để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh chuẩn bị lực lượng hàng phục vụ nhu cầu nhân dân trong tỉnh, với mục tiêu đủ nguồn hàng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, không để sảy ra tình trạng khan hàng – sốt giá trong dịp Tết. Kế hoạch số 1986/KH-SCT đã yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng các sản phẩm thiết yếu; các thương nhân kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh ngoài việc chuẩn bị nguồn hàng đầy đủ, dự trữ lưu thông phù hợp, còn phải tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế.
Qua nắm bắt chung trên địa bàn đến ngày 28/01/2021 cho thấy, 100% các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn đều áp dụng và thực hiện nghiêm Thông điệp 5K của Bộ Y tế trong phòng chống dịch COVID-19 (Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế).
- Ngày 28 tháng 01 năm 2021, Sở Giao thông vận tải tỉnh Hải Dương đã có thông báo số 205/TB-SGTVT-P5 về việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong hoạt động giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Hải Dương, theo đó chỉ đạo: Tạm dừng hoạt động vận tải hành khách bằng xe khách, tuyến cố định, xe buýt, xe hợp đồng, xe du lịch...; Thực hiện các biện pháp giãn cách đối với xe chở công nhân, các bến phà, bến khách ngang sông, xe taxi…; Quy định các phương tiện không được đi vào địa bàn thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương (trừ xe đi làm nhiệm vụ)…
Đánh giá chung tình hình thị trường trên địa bàn tỉnh tính đến ngày 28/01/2021 cho thấy:
Khả năng cung ứng:
- Tổng trị giá hàng phục vụ Tết tại các siêu thị, các DN, Nhà phân phối lớn đạt trên: 1.000 tỷ đồng (duy trì luân chuyển liên tục); trong đó: Siêu thị Big C chuẩn bị nguồn hàng trên 80 tỷ; Hệ thống Siêu thị + Cửa hàng tiện ích của Tập đoàn Masan chuẩn bị nguồn hàng trên 22,5 tỷ; Siêu thị BRG (Intimex cũ) chuẩn bị nguồn hàng trên 20 tỷ; Hệ thống Siêu thị Lan Chi chuẩn bị nguồn hàng trên 40 tỷ; Các DN kinh doanh xăng dầu trên 250 tỷ đồng.v.v.
- Đối với nhóm hàng thực phẩm tươi sống: nguồn cung nhiều, không chỉ sẵn sàng phục vụ nhu cầu nhân dân trong tỉnh mà còn cung ứng phục vụ nhân dân tại Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phụ cận. Trong đó: tổng đàn lợn toàn tỉnh khoảng 350 nghìn con; riêng đàn lợn thịt đủ tiêu chuẩn xuất chuồng 260 nghìn con (tương ứng khoảng 33- 35 nghìn tấn thịt hơi); đàn gia cầm 15,5 triệu con (riêng đàn gà: trên 12 triệu con); trứng các loại 390.000 quả; thủy sản nước ngọt các loại gần 88.000 tấn.v.v.
Sức mua:
Sức mua trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định trong cả tháng 12/2020 và tháng 01/2021. Trong ngày 27/01/2021, nhân dân trong tỉnh đã nắm bắt thông tin về ca nhiễm COVID 19 khi xuất cảnh sang Nhật Bản (quê quán tại thành phố Chí Linh),tuy nhiên người dân tiếp tục nâng cao tinh thần phòng dịch theo Thông điệp 5K của Bộ Y tế, mà không đổ xô đi mua hàng như dịp đầu tháng 3/2020.
Dự báo, tính chung cả dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu, sức mua sẽ tăng tối đa khoảng 15-17% so với Tết Canh Tí năm 2020. Nhu cầu mua sắm dự kiến sẽ tăng dần kể từ ngày 30/01/2021; trong đó cao điểm mua bán sẽ tập trung từ ngày 04/02/2021 đến hết ngày 11/02/2021 (tức từ ngày 23 đến hết ngày 30 tháng Chạp năm Canh Tý).
Giá cả hàng hóa:
Giá cả hàng hóa tại Hải Dương trong những ngày qua cơ bản ổn định. Riêng mặt hàng thịt lợn, trong nửa đầu tháng 01/2021 giá lợn hơi tăng nhẹ (mức tăng khoảng 3.000-5.000 đ/kg),đã tác động nhỏ đến giá bán lẻ thịt lợn trên địa bàn. Nguyên nhân chủ yếu do lượng cầu thịt lợn trong dịp Tết tăng dần, bên cạnh đó xuất hiện tình trạng xuất lậu lợn hơi qua đường mòn, lối mở với các nước có chung đường biên giới với Việt Nam.
Dự báo, trong dịp Tết Tân Sửu sẽ không có tình trạng khan hàng – sốt giá vì nguyên nhân mất cân đối cung – cầu hàng hóa. Riêng đối với nhóm hàng rau, củ, quả tươi.v.v. do tính chất tươi sống, khó vận chuyển, bảo quản nên những ngày cận Tết khả năng mức giá sẽ tăng nhẹ, trong ngắn hạn, với phạm vi hẹp.
Theo báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Hải Dương ngày 29 tháng 01 năm 2021, giá cả các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh ổn định so với ngày 28 tháng 01 năm 2021.
2. Tại Quảng Ninh:
Sở Công Thương đã ban hành văn bản số3784/SCT-QLTM4 ngày 12/11/2020 đề nghị Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cục Quản lý thị trường tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Ninh; các đơn vị sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh triển khai giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu những tháng cuối năm 2020 và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Đồng thời, Sở Công Thương luôn bám sát tình hình biến động của thị trường hàng hóa, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán hoặc trong trường hợp dịch bệnh bùng phát.
Đối với công tác phòng chống dịch Covid-19, Sở tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc quán triệt, thực hiện nghiêm nội dung chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh và hướng dẫn của Bộ Y tế với phương châm thực hiện triệt để tinh thần “3 trước, 4 tại chỗ”; kêu gọi người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nâng cao tinh thần chủ động phòng, chống dịch, cảnh giác, tuyệt đối không chủ quan, lơ là nhưng không được gây tâm lý hoang mang, mất ổn định; kiên quyết không để dịch bệnh trên địa bàn tỉnh; tiếp tục giữ vững địa bàn an toàn, thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa chăm lo, bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng nhân dân, vừa ổn định, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh trật tự. Phối hợp với các đơn vị có chức năng trên địa bàn chỉ đạo các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn về việc tạm đóng/quây một số cửa ra, vào để kiểm soát đo thân nhiệt, đeo khẩu trang, xịt sát khuẩn cho khách hàng ra vào các đơn vị nói trên.
Để thuận tiện cho công tác lưu thông, vận chuyển hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu yếu phẩm của người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, theo chỉ đạo của Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh, siêu thị Big C &Go đã có văn bản gửi các Sở: Công Thương, Giao thông vân tải và Công An tỉnh Quảng Ninh cung cấp danh sách các xe của nhà cung cấp hàng cần đi qua các chốt kiểm dịch để được hỗ trợ cho các xe đi qua giao hàng cho Siêu thị.
Kết quả triển khai như sau:
Công tác bình ổn thị trường
- Nhìn chung, cơ bản các địa phương, đơn vị đã có văn bản triển khai hoặc kế hoạch đảm bảo công tác bình ổn thị trường, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn; các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đã chủ động xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Đồng thời cam kết, sẽ đảm bảo đủ hàng hóa cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng của người dân, không để tình trạng khan hiếm hàng hay tăng giá trái quy định.
- Tại các thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh: Nguồn hàng hóa phong phú, đa dạng, giá cả cơ bản ổn định và các doanh nghiệp trên địa bàn tổ chức nhiều chương trình kích cầu (giảm giá, bán hàng kèm tặng quà...); Nhu cầu tiêu dùng thị trường đã có xu hướng tăng từ 15-30% so với cùng kỳ tháng trước (tháng 12/2020). Dự kiến nhu cầu thị trường có thể tăng cao nhất trên 80% từ 04/02/2021 - 11/02/2021; công tác kiểm tra chống buôn lậu, hàng giả... thường xuyên được tăng cường tại các cửa khẩu, đường món, lối mở, biên giới và các tuyến đường giao thông nhằm hạn chế các vi phạm về buôn lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng.
- Tại các huyện trên địa bàn tỉnh: Tình hình hàng hóa cơ bản ổn định, công tác vận chuyển lưu thông hàng hóa được thường xuyên, liên tục, giá cả phù hợp với khả năng tiêu dùng của người dân. Đặc biệt tại các huyện hải đảo, miền núi hàng ngày đều có các chuyến hàng từ đồng bằng, đất liền đến các huyện góp phần đảm bảo nhu cầu tiêu dùng hàng hóa (mặt hàng thiết yếu, may mặc, thời trang, chăn, ga, gối, đệm...) cho bà con được đón Tết đầy đủ, vui vẻ, an toàn.
- Tình hình thị trường hàng hóa phong phú, đa dạng; giá cả ổn định; có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, cụ thể:
+ Tại các chợ mặt hàng thực phẩm như rau củ, quả có xu hướng giảm nhẹ so với 1 tháng trước “tháng 12/2020” (nguyên nhân, hiện nay đang trong thời gian thu hoạch vụ hoa màu để phục vụ gieo trồng lúa) và ổn định so với cùng kỳ năm 2020; một số mặt hàng hải sản, thịt ổn định so với cùng kỳ năm 2020.
+ Hệ thống siêu thị và doanh nghiệp thương mại, dịch vụ đang áp dụng các chương trình kích cầu khuyến mại với nhiều ưu đãi về giá kích thích người tiêu dùng mua sắm trong thời điểm cuối năm, khôi phục sức mua, tạo bước đệm ổn định cấn đối thị trường do vậy không có diễn biến bất lợi cho thị trường.
Đồng thời, phát triển hình thức bán hàng online qua website, facbook, điện thoại, zalo để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của mọi khách hàng, hạn chế việc tập trung đông người không cần thiết... Kết quả, từ ngày 01/01/2021 - 27/01/2021 tổng số đơn bán hàng online khoảng 25.214 với doanh thu khoảng trên 14,980 tỷ đồng.
+ Chủ động, thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình cung cầu hàng hóa và giá thành sản phẩm để có biện pháp phù hợp điều tiết thị trường, không để tình trạng găm hàng, khan hiếm hàng trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
- Về nguồn hàng:
+Đến thời điểm hiện nay, nguồn hàng trên thị trường trong tỉnh Quảng Ninh cơ bản vẫn ổn định, hàng hóa phong phú, không có hiện tượng khan hiếm hàng; trên thị trường hàng hóa trong nước chiếm khoảng 80% ( trong đó, hàng hóa trong tỉnh chiếm khoảng 30 - 45%, tỉnh Hải dương chiếm khoảng 22 - 28% chủ yếu là các mặt hàng rau, củ, quả, bánh kẹo, còn lại là của các tỉnh Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định...); còn gần 20% là hàng nhập khẩu từ nước ngoài chủ yếu nhập từ: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… Qua khảo sát, nắm tình hình các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã chuẩn bị hàng hoá phục vụ tết trị giá gần 2.000 tỷ đồng, bao gồm các mặt hàng thiết yếu nhưgạo các loại, thực phẩm tươi sống; thực phẩm chế biến, bánh kẹo, rượu bia, đồ uống giải khát, hàng may mặc, hàng trang trí nội thất và một số hàng tiêu dùng khác. Theo báo cáo một số đơn vị dự trữ nguồn hàng tương đối lớn để phục vụ Tết nhưSiêu thị MM Mega Market dự trữ khoảng gần 150 tỷ đồng tổng giá trị hàng hóa, Siêu thị Go! (Big C Hạ Long) dự trữ khoảng gần 130 tỷ đồng, hệ thống Siêu thị Vinmart dự trữ khoảng gần 100 tỷ đồng, siêu thị Aloha dữ trữ trên 80 tỷ đồng, siêu thị TTP dự trữ trên 15 tỷ đồng...
+ Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Hiện nay, chăn nuôi của tỉnh cung cấp khoảng 40% nhu cầu tiêu dùng, còn lại chủ yếu đều nhập từ tỉnh ngoài (như Hải Dương, Bắc Giang, Hưng Yên, Nam Định và các tỉnh miền trung). Nhằm góp phần ổn định thị trường, hạn chế việc khan hiếm hàng, đặc biệt đối với mặt hàng thịt lợn, Sở Công Thương đã trao đổi với các đơn vị phân phối trên địa bàn tỉnh cam kết, có phương án nhập khẩu mặt hàng thịt lợn an toàn với giá cả đảm bảo không cao hơn thị trường nhằm (trong đó, thịt lợn nhập khẩu tại siêu thị MM mega Market dự trữ khoảng trên 6 tấn/tháng; Go! (Bigc Hạ Long) dự trữ khoảng 3 tấn/tháng).
+ Phối hợp với các cơ quan chức năng, đơn vị kinh doanh tăng cường tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân tăng cường sử dụng thịt lợn đông lạnh và lựa chọncác sản phẩm nông sản khác để thay thế cho mặt hàng thịt lợn.
+ Ngoài ra, nhằm đảm bảo nguồn điện, xăng, dầu, LPG phục vụ sản xuất, kinh doanh: (1) Công ty Điện lực Quảng Ninh đã thực hiện hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho khách hàng lần 2 theo chỉ đạo của Bộ Công Thương và Tổng Công ty Điện lực miền Bắc. Qua công tác rà soát, lấy danh sách thông tin, toàn tỉnh có khoảng 402.000/426.357 khách hàng được giảm giá, giảm tiền điện đợt 2 với số tiền 60,3 tỷ đồng. (2) các đơn vị sản xuất, kinh doanh, phân phối xăng, dầu, LPG trên địa bàn đã cam kết cung cấp đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh, đảm bảo chất lượng đúng theo quy định.
Như vậy, với tình hình dự trữ hàng hóa như trên đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, không để xảy ra hiện tượng thiếu hàng, khan hiếm hoàng hóa.
- Giá cả: Do ảnh hưởng của thời tiết, dịch Covid-19 và dịch tả lợn Châu Phi vẫn tiềm ẩn nguy cơ tái nhiễm trở lại, giá thịt lợn hơi có xu hướng tăng (đến ngày 27/01/2021 giá thịt lợn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giao động từ 85.000 – 93.000đ/kg, tăng 5.000-10.000 đ/kg so với tháng 12/2020 và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020 “ giá năm 2020 đạt 92.000 – 100.000đ/kg”); giá một số mặt hàng nông sản khác tăng từ 7.000 - 10.000đ/kg (do ảnh hưởng của giá thịt lợn tăng, người tiêu dùng dần chuyển sang lựa chọn mua các mặt hàng nông sản khác thay thế cho mặt hàng thịt lợn); giá mặt hàng rau, củ, quả giảm từ 2.000 - 5.000 đ/kg (nguyên nhân, hiện nay đang trong thời gian thu hoạch vụ hoa màu chuẩn bị cho vụ gieo trồng lúa). Dự kiến từ nay đếnthời điểm sát Tết một số mặt hàng thiết yếu dự kiến tăng từ 10-13% như thực phẩm tươi sống (các mặt hàng cao cấp như cá song loại 2-3 kg/con giá bán từ 220.000-280.000đ/kg; ghẹ loại 300g/con giá bán từ 500.000-550.000đ/kg...); các loại rau, củ, quả (trừ mặt hàng thịt lợn phụ thuộc vào thị trường nguồn cung và nhu cầu tiêu dùng). Giá cả các mặt hàng thịt lợn và một số mặt hàng nông sản khác dự báo sẽ ổn định sau Tết Nguyên đán.
-Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh đón Tết đầy đủ, tiết kiệm, vui vẻ, an toàn và tiện lợi các siêu thị, trung tâm thương mại cơ bản đã có đăng ký về Sở Công thương thời gian mở, đóng cửa trước và trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021: Mở cửa sớm và đóng cửa muộn hơn (thời gian từ sau ngày 23 tháng chạp âm lịch) thời gian ngày thường trước đó ít nhất 60 phút (từ 8h00’ đến 22h00’); có đơn vị tăng thời gian hoạt động đến 90 phút như siêu thị TTP (từ 7h30’ đến 22h30’). Đồng thời, Sở Công Thương sẽ đăng tải thông tin nói trên tại các phương tiện thông tin đại chúng cho người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh biết; Các đơn vị đều có phương án tăng cường thêm nhân lực, phương tiện, phương án tăng cường hệ thống thanh toán để phục vụ nhân dân trong dịp Tết...
- Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã ban hành văn bản chỉ đạo các Đội quản lý thị trường: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường và chống buôn lậu, gian lận thương mại trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021.
- UBND các địa phương đã thành lập các tổ công tác thường xuyên theo dõi diễn biến thị trường; phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về giá, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng, nhập lậu,....
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh đã có văn bản yêu cầu các ngân hàng thương mại trên địa bàn xem xét, hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để đầu tư mua hàng hoá thiết yếu nhằm dự trữ hàng hoá phục vụ cho Tết Nguyên đán góp phần ổn định thị trường cuối năm 2020 và dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Công tác phòng, chống dịch tại các chợ, TTTM, siêu thị:
- Sở Công Thương đã xây dựng Kế hoạch kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Tân Sửu và mùa Lễ hội Xuân 2021 và sẽ kết hợp kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19; thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành (gồm Sở Công Thương, Sở Y tế, UBND địa phương có đơn vị kiểm tra; Trung tâm truyền thông tỉnh) kiểm tra, giám sát không báo trước nhiều đợt đối với việc thực hiện 5k trong công tác phòng chống dịch (đặc biệt là đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn…) tại một số chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả, Quảng Yên; xử lý vi phạm, công khai kết quả xử lý vi phạm trên phương tiện truyền thông và khuyến cáo người dân, du khách không mua sắm, sử dụng dịch vụ tại những địa điểm không an toàn đối với công tác phòng chống dịch (nếu có).
- Cung cấp thông tin triển khai bản đồ chung sống an toàn Covid-19 gửi Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương (có phô tô văn bản đính kèm).
Kết quả kiểm tra: Sở Công Thương đã tổ chức 04 đoàn kiểm tra về vông tác phòng chống dịch lồng ghép với việc dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ dịp Tết Nguyên đán: Đoàn đã kiểm tra đột xuất Siêu thị Go! (Big C hạ Long),chợ Cái Dăm và một số cửa hàng Vinmart+ trên địa bàn thành phố Hạ Long. Cơ bản cán bộ, nhân viên, người dân tham quan, mua sắm đều chấp hành nghiêm túc việc đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, bố trí bình xịt khuẩn... theo quy định; hàng hóa dự trữ tại các đơn vị phong phú, đa dạng, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân; các đơn